Các Cách Chữa Viêm Xoang Mũi Dị Ứng Tại Nhà Lành Tính, Hiệu Quả Bạn

Viêm mũi dị ứng thời tiết là vấn đề bệnh lý phổ biến gây ra nhiều triệu chứng không thoải mái cho người bệnh. Khi chuyển mùa, viêm mũi dị ứng do thời tiết thường trở nặng, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi hơn. Các triệu chứng thường gặp bao gồm nghẹt mũi, hắt hơi và đôi khi đau đầu. Dưới đây là một số mẹo tự chữa viêm mũi dị ứng do thời tiết tại nhà mà bạn có thể tham khảo.

Bạn đang xem: Cách chữa viêm xoang mũi dị ứng tại nhà

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Th
S. BS Vũ Thị Mai, chuyên ngành Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, tại

1. Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?

Viêm mũi dị ứng thời tiết hay còn được gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa, là một loại viêm mũi dị ứng kéo dài từ năm này qua năm khác và thời điểm mắc bệnh phụ thuộc vào mùa xuất hiện của các tác nhân gây dị ứng. Ví dụ, khi đến mùa nở hoa của một loại cây nào đó, mùa mà sâu bướm sinh sôi, mùa ẩm ướt khi nấm mốc phát triển hoặc mùa hanh khô lạnh…

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng do thời tiết thường bao gồm hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi và chảy nước mũi trong. Những triệu chứng này thường kéo dài từ vài tuần - vài tháng và có thể đi kèm với triệu chứng hen phế quản và viêm kết mạc. Người mắc bệnh viêm mũi dị ứng do thời tiết có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào.

2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết

Các nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng do thời tiết thường liên quan đến phấn hoa từ các loại cây khác nhau, mà thường nở hoa vào mùa cụ thể trong năm:

Mùa Xuân: Phấn hoa từ cây nhãn, cây xoan, cây bưởi...Mùa Hè: Phấn hoa từ cây phượng, cây bằng lăng...Mùa Thu: Phấn hoa từ cây hoa sữa, ngọc lan...Mùa Đông: Phấn hoa từ cây cúc hoạ mi, cải ngồng...

Ngoài ra các loại phấn cây cỏ, nấm mốc cũng thường gây ra viêm mũi dị ứng do thời tiết.

3. Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng do thời tiết

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng do thời tiết có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng cá nhân, bao gồm:

Mắt: Đỏ ngứa, sưng mắt, chảy nước mắt, mắt thâm quầng, cảm giác cộm ở mắt.Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: thở bằng miệng, cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày, thường xuyên thức giấc ban đêm, khó thực hiện các hoạt động bình thường như học tập, làm việc vì khó chịu do nghẹt mũi.

4. Các mẹo chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả

4.1. Mẹo giảm nhẹ triệu chứng viêm mũi dị ứng do thời tiết đơn giản tại nhà

Xông hơi với tinh dầu thiên nhiên: Các loại tinh dầu như bạc hà, tràm trà, khuynh diệp... được sử dụng để xông hơi có thể giúp làm thông thoáng khoang mũi.Uống nước gừng khi thời tiết chuyển mùa: Đun nước gừng tươi, pha với mật ong và chanh, có thể thêm đinh hương và quế. Gừng giúp giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi, cũng như có tác dụng làm ấm cơ thể. Người mắc viêm mũi dị ứng thời tiết nên uống nước gừng mật ong mỗi buổi sáng trong thời kỳ thời tiết chuyển lạnh.

4.2. Sử dụng thuốc điều trị

Các thuốc kiểm soát triệu chứng

Sử dụng các loại thuốc xịt mũi chứa corticosteroid giúp chống viêm do dị ứng và cải thiện các triệu chứng, đặc biệt là đối với những người có biểu hiện chính là ngạt mũi. Thuốc chống nghẹt mũi (thuốc co mạch mũi) được sử dụng để giảm bớt ảnh hưởng của bệnh viêm mũi dị ứng đối với sinh hoạt hàng ngày, nhưng cần tuân thủ liều lượng chỉ dẫn và tránh lạm dụng thuốc.

Trong trường hợp tình trạng dị ứng trở nên nặng nề, người bệnh cần khám bác sĩ chuyên khoa Dị ứng để có thể cần được điều trị chuyên sâu như giảm mẫn cảm với dị nguyên. Đây là liệu pháp điều trị duy nhất có thể thay đổi quá trình hình thành bệnh do giúp cơ thể làm quen lại với các dị nguyên gây bệnh và không phản ứng lại khi tiếp xúc với dị nguyên nữa.

5. Phòng ngừa viêm mũi dị ứng do thời tiết

Để phòng tránh viêm mũi dị ứng do thời tiết, điều quan trọng là phải tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bằng các biện pháp sau:

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ hàng ngày và giặt sạch ga, chăn, gối, đệm và chiếu ít nhất một lần một tuần.Tránh nuôi thú cưng có lông như chó mèo trong nhà nếu có dị ứng. Nếu cỏ cây xung quanh nhà có thể gây dị ứng, cần xem xét loại bỏ.Hạn chế tiếp xúc với hóa chất như nước giặt hay thuốc xịt côn trùng.Thường xuyên mở cửa trong nhà để ánh nắng mặt trời có thể diệt khuẩn và khử nấm mốc.Giữ cơ thể ấm áp và ăn uống đủ chất, đặc biệt vào mùa lạnh.Tập luyện thể thao giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch Ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya.

6. Câu hỏi thường gặp về viêm mũi dị ứng thời tiết

6.1. Có phương pháp nào để điều trị viêm mũi dị ứng do thời tiết không?

Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng thuốc và các biện pháp phòng ngừa như tránh xa các tác nhân gây dị ứng.

6.2. Trẻ em có dễ mắc viêm mũi dị ứng do thời tiết vào thời điểm chuyển mùa không?

Những trẻ em có cơ địa nhạy cảm hoặc mắc bệnh hen suyễn thường dễ phát triển các triệu chứng viêm mũi dị ứng khi thời tiết chuyển mùa. Ví dụ, trẻ em có thể mắc viêm mũi dị ứng do thời tiết lạnh vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông.

6.3. Sự khác biệt giữa viêm mũi dị ứng thời tiết và viêm xoang dị ứng thời tiết là gì?

Viêm mũi dị ứng do thời tiết là tình trạng viêm của niêm mạc trong khoang mũi do các tác nhân gây dị ứng. Trong khi đó, viêm xoang dị ứng thời tiết là tình trạng viêm của niêm mạc trong các khoang xương trống xung quanh mũi do các tác nhân gây dị ứng.

6.4. Viêm mũi dị ứng do thời tiết có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng do thời tiết không phải là một bệnh lý cấp tính đe dọa tính mạng nhưng bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người mắc bệnh, suy giảm khả năng học tập và làm việc do triệu chứng nghẹt mũi gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm mũi dị ứng thời tiết có thể gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang đặc biệt là viêm xoang mạn tính.

6.5. Nên làm gì khi nghi ngờ mắc viêm mũi dị ứng do thời tiết?

Khi có nghi ngờ mắc viêm mũi dị ứng do thời tiết, đặc biệt là ở trẻ em, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Dị ứng hoặc Tai Mũi Họng để được khám và điều trị một cách khoa học và hiệu quả.

Rửa mũi, xông hơi, sử dụng các loại thuốc xịt, thuốc uống, có hoặc không có kháng sinh và phẫu thuật là những cách trị viêm mũi xoang thường được áp dụng.

*

Viêm xoang là bệnh lý phổ biến ở cả nam và nữ trong độ tuổi từ 45 đến 64 tuổi, trong đó nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Viêm xoang được đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc của các xoang cạnh mũi. Bởi vì niêm mạc xoang và mũi có liên quan đồng thời và vì viêm xoang hiếm khi xảy ra mà không có viêm mũi đồng thời nên viêm mũi xoang là thuật ngữ chung cho tình trạng này. Viêm mũi xoang là một tình trạng của viêm xoang mũi thường gặp. Cách trị viêm mũi xoang cũng bao gồm các nguyên tắc làm thông thoáng đường thở, giảm viêm. Rửa mũi, xông hơi, sử dụng các loại thuốc xịt, thuốc uống, có hoặc không có kháng sinh và phẫu thuật để điều trị viêm xoang.


Mục lục

Cách trị viêm mũi xoang
Những cách hỗ trợ chữa viêm mũi xoang tại nhà

Thế nào là viêm mũi xoang?

Viêm mũi xoang là tình trạng niêm mạc mũi xoang bị viêm, phù nề và tiết nhiều dịch trong hơn bình thường. Dịch tiết chảy ra từ mũi trước hoặc mũi sau và người bệnh có thể thường xuyên nuốt phải chúng.

Viêm mũi xoang được phân loại theo thời gian kéo dài.


*

Viêm mũi xoang cấp tính kéo dài một tháng hoặc ít hơn;Viêm mũi xoang bán cấp, kéo dài một tháng đến ba tháng;Viêm mũi xoang mạn tính lâu hơn, có khi kéo dài hàng năm;Nếu một số cơn cấp tính xảy ra trong vòng một năm, nó được gọi là tái phát.
*
Viêm mũi xoang là bệnh lý phổ biến ở cả nam và nữ

Cách trị viêm mũi xoang

Cách chữa viêm mũi xoang cũng giống như điều trị bệnh viêm xoang nói chung. Điều trị bắt đầu bằng các biện pháp khắc phục triệu chứng đơn giản, chẳng hạn như rửa mũi. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến tới điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Hầu hết những người bị viêm mũi xoang sẽ khỏi bệnh mà không cần dùng kháng sinh. Những biện pháp giúp đường thở thông thoáng có thể giảm bớt các triệu chứng và giảm khả năng cần dùng thuốc mạnh hơn.

1. Cách điều trị viêm mũi xoang cấp tính

Viêm mũi xoang cấp tính thường bắt đầu bằng cảm lạnh và có nguyên nhân từ virus chứ không phải vi khuẩn, vì vậy việc điều trị bằng kháng sinh không có tác dụng.

Xem thêm: Lấy sỉ nguồn hàng mỹ phẩm - lấy sỉ mỹ phẩm chính hãng ở đâu

Nhưng khi cảm lạnh chuyển thành viêm xoang, điều đó có nghĩa là đường mũi bị tắc đã gây ra nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn gây ra và cuối cùng có thể cần dùng đến thuốc kháng sinh. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, nhiễm nấm xoang, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng kháng sinh.

Để giảm đau, người bệnh viêm mũi xoang có thể chườm ấm lên mặt hoặc xông mũi. Thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen cũng có thể làm giảm đau vùng mặt, giảm đau đầu và hạ sốt.

*
Chườm ấm có thể giúp giảm đau đầu, đau vùng mặt do viêm mũi xoang

2. Cách trị viêm mũi xoang mạn tính

Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc tiếp tục quay trở lại, người bệnh có thể bị viêm xoang mạn tính. Một rối loạn mũi xoang phức tạp hơn cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.(1)

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp CT mũi, xoang và kiểm tra khoang mũi bằng ống nội soi để tìm nguyên nhân gây tắc nghẽn. Xét nghiệm máu và dị ứng, nuôi cấy vi khuẩn cũng có thể được lựa chọn.

Rửa mũi và xông mũi có thể giúp điều trị viêm xoang mạn tính bằng cách làm tan dịch mũi xoang để giúp đường thở thông thoáng. Người bệnh cũng có thể sử dụng thêm steroid dạng xịt mũi như fluticasone (Flonase) hoặc beclomethasone (Beconase) giúp chống viêm.

Nếu viêm mũi xoang do cấu trúc giải phẫu có vấn đề, chẳng hạn như polyp mũi, lệch vách ngăn, hẹp đường cạnh mũi bẩm sinh hoặc dày niêm mạc lên do nhiễm trùng nhiều năm. Trong trường hợp này, phẫu thuật nội soi mũi xoang, xâm lấn tối thiểu có thể giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng xoang. Đôi khi, phẫu thuật cũng giúp phục hồi chức năng bình thường của xoang.

Những cách hỗ trợ chữa viêm mũi xoang tại nhà

Những phương pháp hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang tại nhà, người bệnh có thể áp dụng bao gồm.

1. Xông tinh dầu

Liệu pháp xông tinh dầu đã được chứng minh giúp làm loãng dịch mũi, làm ẩm và thông thoáng đường thở, xoa dịu tâm trí, giảm đau, giảm viêm.

Các loại tinh dầu tốt nhất cho việc xông mũi xoang như tinh dầu bạch đàn, oải hương, xả.

*
Liệu pháp xông tinh dầu đã được chứng minh là giúp làm loãng dịch mũi, làm ẩm và thông thoáng đường thở, xoa dịu tâm trí, giảm đau, giảm viêm.

2. Rửa mũi với nước muối

Một trong những cách đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả nhất để ngăn ngừa và điều trị các vấn đề về xoang là rửa mũi. Giải pháp này có thể làm giảm các triệu chứng viêm xoang, giảm sự phụ thuộc vào thuốc xịt mũi và thuốc kháng sinh. Rửa mũi đồng thời cũng giúp thông thoáng đường thở, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Người bệnh nên rửa mũi xoang ít nhất một lần một ngày theo các bước sau:

Dùng dung dịch nước muối rửa mũi theo khuyến nghị của bác sĩ;Đổ dung dịch rửa mũi vào ống tiêm nhỏ;Nghiêng người trên bồn rửa mặt, đưa đầu ống tiêm vào ngay bên trong một lỗ mũi và bóp nhẹ bầu. Nước sẽ chảy ngược ra khỏi lỗ mũi và vào bồn rửa. Mỗi lần rửa hãy sử dụng ít nhất một bầu dung dịch đầy.Lặp lại quy trình ở lỗ mũi còn lại.

3. Hít hơi nước

Người bệnh có thể xả nước nóng lên tường trong phòng tắm. Hoặc đun sôi nước và đổ vào chậu, sau đó trùm khăn lên đầu và cẩn thận cúi xuống chậu để hít hơi nước.

Những lưu ý khi điều trị viêm mũi xoang

Nên thực hiện rửa đường mũi xoang hàng ngày, thời điểm thích hợp để thực hiện là vào buổi sáng và buổi tối.Trong ngày, nên dùng nước muối xịt mũi để làm ẩm đường mũi.Uống nhiều nước giúp làm loãng chất nhầy trong mũi.Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà, đặc biệt là cạnh giường ngủ.Gối đầu cao khi ngủ có thể giúp chất nhầy chảy ra khỏi đường thở, giảm tình trạng nghẹt mũi gây gián đoạn giấc ngủ.Xì mũi nhẹ nhàng, từng bên một, không xì mạnh, tránh gây kích ứng đường mũi và đẩy chất nhầy chứa vi khuẩn trào ngược vào xoang.Tránh dùng thuốc kháng histamin nếu chưa được bác sĩ kê đơn. Thuốc kháng histamin làm chất nhầy đặc lại và khó thoát ra ngoài. Nhưng nếu viêm xoang do dị ứng gây ra, người bệnh có thể dùng thuốc kháng histamin cùng với các loại thuốc khác.Cẩn thận với các loại thuốc thông mũi, chẳng hạn viên nén chứa pseudoephedrine, thuốc xịt mũi có chứa phenylephrine hoặc oxymetazoline. Nhưng sử dụng thuốc thông mũi tại chỗ trong hơn một hoặc hai ngày có nguy cơ gây ra vòng xoáy phụ thuộc do phản ứng ngược, sưng tấy tăng lên sau khi thuốc hết tác dụng. Thuốc thông mũi đường uống có thể gây bồn chồn và tăng huyết áp. Vì vậy nếu bị huyết áp cao, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.

Chữa viêm mũi xoang có hết không?

Tùy vào nguyên nhân và phương pháp điều trị, viêm mũi xoang có thể được chữa khỏi hẳn hoặc có nguy cơ tái phát. Chẳng hạn như ở phẫu thuật cắt polyp, sau phẫu thuật polyp vẫn có thể phát triển trở lại. Vì vậy, người bệnh luôn cần sự tư vấn và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để giúp quản lý và phòng ngừa bệnh tái phát.

Địa chỉ điều trị viêm mũi xoang ở đâu uy tín?

BVĐK Tâm Anh TP.HCM là nơi khám, điều trị các bệnh lý mũi xoang uy tín, hiệu quả. Với đội ngũ ngũ chuyên gia, bác sĩ Tai – Mũi – Họng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc chẩn đoán, điều trị công nghệ cao, có thể giúp phát hiện đúng bệnh và điều trị trúng đích, triệt để.

Máy nội soi XION của Đức: Là loại máy hiện đại hàng đầu hiện nay trong chẩn đoán các bệnh lý về tai mũi họng. Với chức năng PIET spectro nổi bật giúp hiển thị tương phản, đặc biệt là sự tăng sinh mạch máu, cấu trúc của khối u, máy hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm nguy cơ u ác tính và định hướng sinh thiết khối u chẩn đoán.

Hệ thống nội soi KARL STORZ của Đức và hệ thống máy bào mô Medtronic của Mỹ: Được ứng dụng trong phẫu thuật nội soi mũi xoang, với ưu điểm bóc tách vi phẫu tinh tế, ít xâm lấn, hạn chế chảy máu, giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Sau phẫu thuật bệnh nhân mau phục hồi, xuất viện sớm.

Hệ thống COBLATOR của hãng Smith Nephew của Mỹ: Ứng dụng trong phẫu thuật điều trị mũi xoang như đốt cuốn mũi. Ưu điểm của các công nghệ thiết bị này là xâm lấn tối thiểu, giảm chảy máu, giảm nguy cơ nhiễm trùng cũng như biến chứng sau mổ. Bệnh nhân phục hồi nhanh, mau xuất viện.

*
Phẫu thuật nội soi điều trị viêm xoang ít xâm lấn, hiệu quả cao tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *